Trang chủ Liên hệ
Thứ 6, 29/3/2024, 17:06:45
 
Dự án đầu tư      Đào tạo lái xe    TÀI LIỆU HỌC LÁI XE
TÀI LIỆU HỌC LÁI XE
Các học viên phải nắm được những thao tác cơ bản về lái xe ô tô.

Kiểm tra trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ

Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ, người lái xe phải kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:

·         Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ.

·         Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp.

·         Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác.

·         Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng.

·         Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không

·         có chướng ngại vật hoặc người đi bộ...) 

Điều chỉnh ghế ngồi và gương chiếu hậu và cài dây an toàn

1 . Điều chỉnh ghế ngồi lái xe

Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển

động của xe ôtô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi

người.

Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần

điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1)

Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay

núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)



Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau:

·         Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi

·         chùng.

·         2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.

·         Có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về

·         phía trước, hai chân mở tự nhiên.

·         Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng

·         đến các thao tác lái xe. 

2. Điều chỉnh gương chiếu hậu

Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở

phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau,

phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô

đang chuyển động là rất nguy hiểm.


3. Cài dây an toàn

Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29.


Phương pháp cầm vô lăng lái

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ

thuật.

Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm

vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô

lăng lái (hình 2.30)

Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và

dễ thực hiện các thao tác khác.

Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe

người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp.


Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả

tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.

Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động

mới.

Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ

(hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống

dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay

trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay

lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).


Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ.

Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí 

(6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô

lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.

Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên. 

Phương pháp khởi động và tắt động cơ 

1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ

Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội

dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm

các nội dung sau:

·         Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm dầu,

·         nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định.

·         Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước sạch).

·         Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa.

·         Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy.

2. Phương pháp khởi động động cơ

Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động.

a) Khởi động bằng máy khởi động

Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau:

- Kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên.

- Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp.


- Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo).

- Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh.

- Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối

với động cơ diezel.

- Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc

động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện

(on).

Chú ý:

- Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì

phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi

động.

- Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ.

- Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động.

Cách khởi động động cơ diezel:

- Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng.

- Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start"

b) Khởi động bằng tay quay

Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay.

Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi

động được bằng khởi động điện.

Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay,

chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa nguồn cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng

chếch một góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm

chắc tay quay và dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác

nêu trên.

Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng lái,

một người quay.

3. Phương pháp tắt động cơ

Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng

và đến 5 phút đối với động cơ diezel.

Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện

hạn chế (ACC) sau đó xoay chìa khóa về nấc khóa (LOCK) và rút chìa khóa ra ngoài.

Khi tắt động cơ diezel dùng phương pháp khóa đường cung cấp nhiên liệu đến bơm cao áp.

Phương pháp đạp và nhả bàn đạp ly hợp (chân côn)

1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp (chân côn)

Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt.

Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh.

Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía

trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào

sàn xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt.

Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.

Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết

hành trình tự do, giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình.

2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp (chân côn)

Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động

cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần

thực hiện theo trình tự sau:

- Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà

- Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ

thống truyền lực.

Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên đặt

chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.

Phương pháp điều khiển cần số 

1. Vị trí số của một số loại xe ôtô

Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần

số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại

xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34) 


2. Phương pháp điều khiển cần số

Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo  và tốc độ chuyển

động của xe ôtô.

Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số

"0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp.

Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.

Chú ý:

Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử

dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề).

Yêu cầu:

Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô lăng lái.

Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi:



- Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số "1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1).

- Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình2.36.2).

- Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3"
(hình 2.36-3)

- Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4"
(hình 2.36-4)

- Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số "5" (hình 2.36-5).

- Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6).

Một số ôtô có hệ thống tự động

Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần thao tác chuyển số của người lái xe.

Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được.

P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ.



R: Số lùi.

N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất).

D: Số tiến dùng để chạy bình thường.

2: Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao.

L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn.

Chú ý: 

Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh.

Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn.

Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L.

Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay.

Phương pháp điều khiển bàn đạp phanh 

1. Đạp bàn đạp phanh

Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe (hình 2.43).

Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén.

- Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm theo ý muốn.

- Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.

2. Nhả bàn đạp phanh

Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.

Điều khiển phanh tay 

Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.

Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau.

Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay phanh về phía trước hết hành trình.

Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau 1 chút đồng thời bóp khóa hãm.



Điều khiển ga và bàn đạp ga 

1. Điều khiển bàn đạp ga

Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù hợp với tình trạng đường giao thông thực tế.

2. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga

Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. (hình 2.38)



3. Điều khiển ga khi khởi động động cơ

Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không tải bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.

4. Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành

Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo. Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để động cơ không bị tắc.

5. Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô

- Điều khiển ga để tăng tốc độ chuyển động: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần
(hình 2.39)


- Điều khiển ga để giảm tốc độ chuyển động: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần
(hình 2.40) 

- Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. (hình 2.41).


6. Điều khiển ga để giảm số

Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.

Thao tác tăng và giảm số

1. Thao tác tăng số

Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường.

Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:

- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà).


- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga.





- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.


Chú ý:

- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm.

- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh.

- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh.

- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh.

- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.



2. Thao tác giảm số.

Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.

Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:

- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga


- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát.

- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga.

Chú ý:

- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.

- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không phù hợp).
  ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GIỚI THIỆU TRƯỜNG NGHỀ
SÁT HẠCH LUẬT GIAO THÔNG
BÀI SÁT HẠCH THỰC HÀNH
VỊ TRÍ TRƯỜNG NGHỀ
Tin công bố
(11/03/2024)
VPC Công bố thông tin về việc gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

(31/01/2024)
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam (VPC) công bố thông tin về ngày trở thành nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu từ 5% trở lên.

(28/12/2023)
VPC Công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc lựa chọn Đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023

(19/12/2023)
VPC Công bố Báo cáo thường niên

(16/12/2023)
VPC Công bố Biên bản họp, Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

(16/12/2023)
VPC Công bố Điều lệ Công ty, Quy chế hoạt động của Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát , Quy chế nội bộ quản trị Công ty

(17/11/2023)
VPC Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

(16/11/2023)
VPC Công bố thông tin về việc Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

(17/10/2023)
VPC công bố thông tin về việc chốt ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

(31/08/2023)
VPC công bố thông tin về việc thay đổi đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022

Hỗ trợ trực tuyến
Liên kết Website
Đối tác
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 2 nhà D khu văn phòng và nhà ở cao cấp Vinaconex 1, số 289A đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0243 562 6614 Fax: 0243 562 6613


Copyright@2010 V-Power. All right reserved
Tổng số người truy cập:
2947490
Số người đang online:
3
Cửa thép vân gỗ Hoa Vĩ - Chuyên sản xuất và phân phối cửa thép vân gỗ, chống cháy, cửa vệ sinh

CỬA THÉP VÂN GỖ HOA VĨ

CỬA AN NHÀ SANG - GIA ĐÌNH ẤM

Công ty TNHH công nghệ Hoa Vĩ là nhà sản xuất cửa thép vân gỗ hàng đầu Việt Nam. Nhà máy sản xuất có diện tích hơn 80.000 m2, 7 dây chuyền hiện tại, hàng năm công ty sản xuất hơn một triệu bộ sản phẩm. Năm 2009, thương hiệu của chúng tôi được cấp chứng nhận quản lý chất lượng quốc tế ISO9001. Sản phẩm chủ yếu là cửa vệ sinh nhôm vân gỗ, cửa thép vân gỗ, cửa thép an toàn chống trộm, cửa chống nhiệt chống cháy, cửa thép ra vào và nhiều sản phẩm khác.

Sản phẩm mẫu mã đa dạng nhất với hàng trăm mẫu.
Lựa chọn cánh cửa chất lượng phù hợp nhất với gia đình bạn.
Mang đến những dịch vụ tốt nhất nâng cao giá trị cuộc sống.
Đội ngũ nhân viên tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của bạn.
Chất lượng sản phẩm cùng thời gian bảo hành dài hạn.

DANH MỤC SẢN PHẨM

Danh mục sản phẩm công ty đang sản xuất và kinh doanh gồm cửa thép vân gỗ, cửa thép chống cháy, cửa vệ sinh, phụ kiện cửa...

Liên hệ tư vấn báo giá

CỬA THÉP VÂN GỖ HOA VĨ

  • CẤU TẠO
  • QUY TRÌNH SẢN XUẤT
  • TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Cấu tạo cửa thép vân gỗ

Cấu tạo cánh cửa thép vân gỗ
Cấu tạo khung cửa thép
Phụ kiện cửa

Quy trình sản xuất cửa thép vân gỗ

Quy trình sản xuất cánh cửa
Quy trình sản xuất khuôn bao

Tính năng nổi bật

Tính an toàn cao
Độ bền cao
Độ thẩm mỹ cao
Thân thiện với môi trường

HỎI ĐÁP/FAQs

Sản phẩm này sản xuất ở đâu ?

Dịch vụ sau bán hàng như thế nào ?

Chất lượng sản phẩm cửa Hoa Vĩ như thế nào ?

KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG

Đảm đảm hài lòng với những khách hàng khó tính nhất

Tour Đà NẵngTour đảo Ngọc VừngTour Mộc Châu Tour viếng bác giápTour viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên GiápDu lịch đồng bằng sông Cửu LongTour SapaTour Điện BiênTour đảo Phú QuốcTour Mù Cang ChảiKhách sạn Mũi NéKhách sạn Phú QuốcTour đảo Cát BàTour Trà CổTour Hạ LongDu lịch đảo Cát BàTour đảo cát bàDu lịch Quan LạnTour đảo Quan LạnTour đảo cô tôDu lịch đảo cô tôDu lịch đảo Ngọc VừngTour Hàng Châu Tô ChâuTour SigaporeTour Thái Lan gia rẻ Du lịch Phú QuốcTour Đà Nẵng Hội AnTour Nha TrangTour Yên Tử - chùa Ba VàngTour Hà GiangTour biển Sầm SơnTour biển Cửa LòTour biển Hải TiếnTour biển Hải Hòa