Trang chủ Liên hệ
Thứ 7, 20/4/2024, 03:46:12
 
Tin tức & sự kiện      Tin trong ngành
Chính thức mở cơ chế xử lý các ngân hàng yếu kém
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

Trọng tâm của đề án là các giải pháp tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trên cơ sở phân nhóm đã và đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Trước hết, điều đầu tiên mà Chính phủ định hướng là bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng yếu kém qua việc tập trung hỗ trợ thanh khoản; trong đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn trên cơ sở các hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương mức vốn điều lệ của tổ chức đó.

Các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của Ngân hàng Nhà nước về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. Ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh sẽ mua lại các tài sản và khoản nợ có chất lượng tốt của tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

Với những trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Đáng chú ý là việc chia cổ tức, lợi nhuận của tổ chức đó cũng sẽ bị hạn chế, kể cả việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản. Cùng với đó là giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành…

Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, tổ chức tín dụng yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thực hiện một cách tự nguyện, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc.

Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng yếu kém phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối của tổ chức tín dụng yếu kém phải chuyển nhượng cổ phần.

Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc cổ phần của tổ chức tín dụng yếu kém để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước, sau đó sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư có điều kiện. Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng văn bản pháp lý quy định cụ thể việc Ngân hàng Nhà nước tham gia mua lại cổ phần, vốn góp phục vụ cho hướng xử lý này.

Đáng chú ý là đề án trên mở ra một cơ chế đặc biệt là: “Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại" (hiện giới hạn tối đa là 30%).

Cùng với những nội dung trên, đề án cũng đưa ra những quan điểm về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua, như: thực hiện liên tục và mang tính quá trình; xây dựng các ngân hàng mạnh làm trụ cột đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ; khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại tự nguyện; cơ cấu lại toàn diện về quản trị, tài chính, hoạt động của các tổ chức tín dụng; không để xẩy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngoài tầm kiểm soát.

Định hướng của quá trình cơ cấu lại là nâng cao vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước; tăng nhanh quy mô, năng lực tài chính và nâng cao chất lượng tài sản, xử lý tốt nợ xấu cũng như nâng cao năng lực quản trị, hiện đại hóa… nhóm ngân hàng này để làm nòng cốt cho hệ thống.

Với các tổ chức tín dụng thiếu hụt thanh khoản tạm thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng chi trả, đi cùng với sự giám sát chặt chẽ…

Về lộ trình, ngay trong năm 2012, kết quả dự kiến của đề án là khả năng chỉ trả của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản được đảm bảo, đồng thời xác định, kiểm soát được tình hình của các tổ chức tín dụng yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.

Đến năm 2013, một kế hoạch được đưa ra là hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng. Đây cũng là năm dự kiến sẽ hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của các ngân hàng yếu kém. Kết quả dự kiến đến năm 2013 là nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng được loại bỏ; các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý cơ bản; kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng được lập lại và củng cố.

Đến năm 2014, hoàn thành căn bản việc cơ cấu lại tài chính của các tổ chức tín dụng; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

Và đến năm 2015 sẽ hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị. Kết quả dự kiện vào cuối lộ trình này là tài chính và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; hệ thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng; các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.

“Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội”, đề án nêu định hướng.

Nguồn: vneconomy.vn
  Liên hệ In trang
Tin liên quan
» Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông trong quản lý vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
» Thủy điện Sông Tranh 2: Chưa có đánh giá về độ an toàn
» Khảo sát, giám sát công tác quản lý giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2011-2012
» Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình.
» Chính thức siết trạng thái ngoại tệ các ngân hàng
» Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Lưới điện Vân Nam ký kết hợp tác chiến lược
» Giữa tháng 4/2012 sẽ ngăn sông Thủy điện Lai Châu
» Giao lưu trực tuyến toàn quốc về gia đình, dạy nghề, việc làm đối với phụ nữ
» “Ông lớn” tiết kiệm: Cắt giảm cũng phải hoành tráng !
» Bộ Xây dựng muốn lập Ngân hàng Xây dựng
» Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: “Tiết kiệm chi phí 1.800 tỷ đồng là EVN cùng chính phủ kiềm chế lạm phát
» Doanh nghiệp niêm yết lỗ nặng
» Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ ra quân triển khai dự án đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình
» Bỏ lửng tín dụng chứng khoán, bất động sản...?
» Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe trên toàn quốc
» Thêm doanh nghiệp bị phạt do niêm yết giá bằng USD
» Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu ?
» Doanh nghiệp gửi tiền tại ngân hàng phải chịu thuế
» Tín dụng cho bất động sản sẽ linh hoạt hơn ?
» Nhập khẩu xăng dầu tăng cao
» Gần 1,3 tỷ USD đầu tư dự án căn cứ dịch vụ dầu khí
» VDB cấp 4.600 tỷ đồng cho Thủy điện Lai Châu
» Hơn 410 triệu USD xây thủy điện Trung Sơn tại Thanh Hóa
» Kiểm tra cấp phép khai thác khoáng sản tại 17 tỉnh
» Thủy điện khô kiệt
» Khởi công Thủy điện Lai Châu
» Thủy điện Sơn La phát điện sớm hơn dự kiến 2 năm
» Siết chặt hoạt động đào tạo cấp giấy phép lái xe
Tin công bố
(08/04/2024)
Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội cổ đông thường niên năm 2024

(01/04/2024)
VPC Công bố thông tin về kế hoạch tổ chức họp và ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

(01/04/2024)
Kế hoạch họp và ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

(11/03/2024)
VPC Công bố thông tin về việc gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

(31/01/2024)
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam (VPC) công bố thông tin về ngày trở thành nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu từ 5% trở lên.

(28/12/2023)
VPC Công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc lựa chọn Đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023

(19/12/2023)
VPC Công bố Báo cáo thường niên

(16/12/2023)
VPC Công bố Biên bản họp, Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

(16/12/2023)
VPC Công bố Điều lệ Công ty, Quy chế hoạt động của Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát , Quy chế nội bộ quản trị Công ty

(17/11/2023)
VPC Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

Hỗ trợ trực tuyến
Liên kết Website
Đối tác
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 2 nhà D khu văn phòng và nhà ở cao cấp Vinaconex 1, số 289A đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0243 562 6614 Fax: 0243 562 6613


Copyright@2010 V-Power. All right reserved
Tổng số người truy cập:
2970436
Số người đang online:
3
Cửa thép vân gỗ Hoa Vĩ - Chuyên sản xuất và phân phối cửa thép vân gỗ, chống cháy, cửa vệ sinh

CỬA THÉP VÂN GỖ HOA VĨ

CỬA AN NHÀ SANG - GIA ĐÌNH ẤM

Công ty TNHH công nghệ Hoa Vĩ là nhà sản xuất cửa thép vân gỗ hàng đầu Việt Nam. Nhà máy sản xuất có diện tích hơn 80.000 m2, 7 dây chuyền hiện tại, hàng năm công ty sản xuất hơn một triệu bộ sản phẩm. Năm 2009, thương hiệu của chúng tôi được cấp chứng nhận quản lý chất lượng quốc tế ISO9001. Sản phẩm chủ yếu là cửa vệ sinh nhôm vân gỗ, cửa thép vân gỗ, cửa thép an toàn chống trộm, cửa chống nhiệt chống cháy, cửa thép ra vào và nhiều sản phẩm khác.

Sản phẩm mẫu mã đa dạng nhất với hàng trăm mẫu.
Lựa chọn cánh cửa chất lượng phù hợp nhất với gia đình bạn.
Mang đến những dịch vụ tốt nhất nâng cao giá trị cuộc sống.
Đội ngũ nhân viên tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của bạn.
Chất lượng sản phẩm cùng thời gian bảo hành dài hạn.

DANH MỤC SẢN PHẨM

Danh mục sản phẩm công ty đang sản xuất và kinh doanh gồm cửa thép vân gỗ, cửa thép chống cháy, cửa vệ sinh, phụ kiện cửa...

Liên hệ tư vấn báo giá

CỬA THÉP VÂN GỖ HOA VĨ

  • CẤU TẠO
  • QUY TRÌNH SẢN XUẤT
  • TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Cấu tạo cửa thép vân gỗ

Cấu tạo cánh cửa thép vân gỗ
Cấu tạo khung cửa thép
Phụ kiện cửa

Quy trình sản xuất cửa thép vân gỗ

Quy trình sản xuất cánh cửa
Quy trình sản xuất khuôn bao

Tính năng nổi bật

Tính an toàn cao
Độ bền cao
Độ thẩm mỹ cao
Thân thiện với môi trường

HỎI ĐÁP/FAQs

Sản phẩm này sản xuất ở đâu ?

Dịch vụ sau bán hàng như thế nào ?

Chất lượng sản phẩm cửa Hoa Vĩ như thế nào ?

KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG

Đảm đảm hài lòng với những khách hàng khó tính nhất

Tour Đà NẵngTour đảo Ngọc VừngTour Mộc Châu Tour viếng bác giápTour viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên GiápDu lịch đồng bằng sông Cửu LongTour SapaTour Điện BiênTour đảo Phú QuốcTour Mù Cang ChảiKhách sạn Mũi NéKhách sạn Phú QuốcTour đảo Cát BàTour Trà CổTour Hạ LongDu lịch đảo Cát BàTour đảo cát bàDu lịch Quan LạnTour đảo Quan LạnTour đảo cô tôDu lịch đảo cô tôDu lịch đảo Ngọc VừngTour Hàng Châu Tô ChâuTour SigaporeTour Thái Lan gia rẻ Du lịch Phú QuốcTour Đà Nẵng Hội AnTour Nha TrangTour Yên Tử - chùa Ba VàngTour Hà GiangTour biển Sầm SơnTour biển Cửa LòTour biển Hải TiếnTour biển Hải Hòa